Oxi hoá là gì?, Oxi hóa là hiện tượng khá phổ biến vào diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống và cả cơ thể của chúng ta, mang đến những ứng dụng và cả tác hại nhưng không phải ai cũng biết sự oxi hóa là gì.
Oxi hóa là gì?
Oxi hóa là hiện tượng khá phổ biến vào diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống và cả cơ thể của chúng ta, mang đến những ứng dụng và cả tác hại nhưng không phải ai cũng biết sự oxi hóa là gì.
Oxi hóa là quá trình một phân tử bị mất đi electron do một phân tử khác (chất oxi hóa) lấy đi. Việc mất electron khiến cho phân tử đó bị biến đổi, rối loạn. Như vậy chất oxi hóa là gì? Chất oxi hóa là những chất chuyên đi cướp electron của phân tử chất khác, khiến cho phân tử chất đó bị biến đổi và hư hỏng.
Ngược lại quá trình oxi hóa là quá trình khử. Khử là quá trình một phân tử nhận thêm electron do một phân tử khác (chất chống oxy hóa) cho thêm. Việc nhận electron khiến cho phân tử đó được cân bằng, trung hòa.
Oxi hóa tác động cuộc sống ra sao?
Sau khi tìm hiểu sự oxi hóa là gì và chất oxi hóa là gì, chúng ta hãy khám phá oxi hóa diễn ra trong cuộc sống như thế nào.
Trong tự nhiên, sự oxi hóa xảy ra thường là do Oxi – một chất oxi hóa cực mạnh lấy đi electron của phân tử chất khác, khiến cho chất đó bị mất electron dẫn đến biến đổi hình dạng, màu sắc. Ở đâu có oxi ở đó sẽ có oxi hóa. Vì xung quanh ta, oxi có ở khắp mọi nơi nên quá trình oxi hóa diễn ra hằng ngày hằng giờ.
Ví dụ như trong sự hô hấp của người và thực vật, việc hấp thụ khí Co2 và thải khí O2 hoặc ngược lại, cùng hàng loạt phản ứng sinh học khác đều là phản ứng oxi hóa – khử.
Để một chiếc đinh sắt ngoài tự nhiên hoặc ngâm trong nước thì sau thời gian, đinh sắt sẽ bị gỉ sét.
Khi bạn để trái chuối ngoài không khí, sau vài ngày trái chuối sẽ có những đốm đen do bị oxi hóa. Vì thế trong bảo quản thực phẩm, người ta thường ép chân không màng bọc nhằm ngăn chặn thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với oxi gây ra quá trình oxi hóa.
Trong công nghiệp với mục tiêu chủ đích, oxi hóa mang lại một số lợi ích như chế tạo chất đốt, công nghệ hàn, sản xuất thép, rượu metanol, ủ men…
Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, nhiều quá trình oxi hóa diễn ra không kiểm soát, gây nhiều tác hại như hư hỏng thực phẩm, vật dụng và đặc biệt tác động xấu đến sức khỏe con người. Vậy nguyên nhân, tác hại đối với cơ thể của oxi hóa là gì?.
Oxi hóa gây hại cho cơ thể thế nào?
Nguyên nhân cơ thể bị oxi hóa là gì?
Trong cơ thể chúng ta tồn tại một hệ cân bằng, vừa sản sinh ra gốc tự do gây hại (chất oxi hóa) và cả chất chống oxi hóa để loại bỏ các gốc tự do đó.
Tuy nhiên, càng trưởng thành, chúng ta càng tiếp xúc với nhiều tác nhân bên ngoài không lành mạnh như:
- Sống trong môi trường môi trường, hít nhiều khói bụi, hóa chất, nhiễm xạ,..
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm bẩn, đồ chế biến sẵn, thức ăn chiên xào, thịt đỏ, rượu bia, chất kích thích, …
- Tinh thần stress, căng thẳng kéo dài…
Các tác nhân xấu này làm cho hệ thống cân bằng bị rối loạn, gia tăng thêm nhiều gốc tự do và mất dần khả năng sản sinh chất chống oxi hóa.
Cơ chế gây hại của gốc tự do (gốc oxi hóa)
Vào năm 1954, Denham Harman – bác sĩ của trường Đại học Berkeley, California là nhà khoa học đầu tiên phát hiện ra khả năng hủy diệt, làm tổn hại các tế bào cơ thể của các gốc tự do.
Cụ thể, gốc tự do là gì? Vai trò của oxi hóa là gì trong việc sản sinh gốc tự do? Có thể hiểu đơn giản gốc tự do chính là những phân tử tế bào khỏe mạnh đã bị oxi hóa, tức bị mất đi các electron dẫn đến tình trạng thiếu cân bằng, rối loạn hoặc bị đột biến nhiễm bệnh.
Khi bị rối loạn, các gốc tự do này trở nên “hung hăng”, biến thành chất oxi hóa chuyên đi chiếm đoạt electron từ các tế bào khỏe mạnh khác, dẫn đến hàng loạt phản ứng dây chuyền gây tổn thương màng tế bào, biến đổi cấu trúc protein hoặc ADN, thay đổi nội tiết tố, ức chế các men,…
Hậu quả là khiến nhiều tế nào bị đột biến, rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào hoặc biến thành gốc tự do chuyên đi hủy diệt như nó.
Theo nghiên cứu thống kê, mỗi ngày chúng ta hứng chịu sự tấn công của khoảng 10.000 gốc tự do. Nếu sống tới 70 năm thì đã 70 tấn gốc tự do được tạo ra.
Có rất nhiều loại gốc tự do xấu, trong đó nguy hiểm nhất là hydroxyl radical, (gốc OH -) một gốc rất phản ứng và gây ra nhiều tổn thương.
Tác hại đối với cơ thể của oxi hóa là gì?
Có thể nói thông qua gốc tự do, quá trình oxi hóa đã làm suy yếu hàng loạt tế bào khỏe mạnh, khiến chúng bị hư tổn hoặc biến thành gốc tự do – nguyên nhân gốc rễ gây ra quá trình lão hóa và hơn 60 loại bệnh tật khác nhau tại nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có thể kể đến như:
- Gây lão hóa cơ thể, biểu hiện ra nét qua da chảy xệ, hình thành nếp nhăn. Cơ thể suy yếu, ẩn chứa nhiều bệnh tật, cơ năng chức năng suy giảm khi càng nhiều tuổi là tác hại của quá trình oxi hóa trong cơ thể gây ra.
- Suy giảm não bộ như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, đột quỵ,…
- Suy yếu tim mạch như như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim,…
- Các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp,…
- Các bệnh về phổi như hen phế quản, dị ứng, ung thư phổi,…
- Ngoài ra còn có các bệnh về tiểu đường, u bướu hay là ung thư…
Biện pháp phòng chống oxi hóa cho cơ thể
Sau khi nắm bắt sự oxi hóa là gì và những tác hại khôn lường của nó cho sức khỏe, cách tốt nhất để ngăn chặn quá trình oxi hóa là bổ sung các chất chống oxi hóa.
Chất chống oxi hóa là gì?
Chất chống oxi hóa là chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể bằng các cho đi electron để trung hòa các gốc tự do, từ đó ngăn chặn những tác hại do gốc tự do gây ra.
Thông thường cơ thể có thể tự sản sinh chất chống oxi hóa để cân bằng môi trường bên trong. Tuy nhiên, khi chúng ta đang mắc bệnh tật, già yếu hoặc có lối sống/môi trường sống không lành mạnh, khả năng sản xuất chất chống oxi hóa của cơ thể sẽ bị suy giảm hoặc không đủ để cân bằng số lượng gốc tự do khổng lồ sinh ra mỗi ngày.
Vì thế, việc bổ sung thêm các chất chống oxi hóa là rất cần thiết để làm hàng rào chắn bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do. Trong đó, có hai cách bổ sung chất chống oxi hóa một cách trực tiếp và hiệu quả nhất, đó là qua thực phẩm hoặc nước uống ion kiềm giàu chất chống oxi hóa Hydrogen.
Cách 1: Bổ sung chất chống oxi hóa bằng thực phẩm
Khi đi thăm khám bác sĩ, chúng ta thường được khuyên ăn nhiều trái cây, rau củ quả vì những loại thực phẩm này có nhiều chất chống oxi hóa như vitamin A, vitamin C, vitamin E, beta-carotene, Lutein, Lycopene, Selen,… Cụ thể:
- Vitamin A có nhiều trong sữa, trứng, bơ, gan.
- Vitamin C chứa hàm lượng cao trong nhiều loại trái cây như: Cam, kiwi, súp lơ trắng, cà chua, ớt chuông, đu đủ, …
- Vitamin E dồi dào trong các loại hạt như: Hạt hướng dương, đậu phộng, quả bơ, cải bó xôi, bí đỏ, măng tây,..
- Beta-carotene có nhiều trong rau củ quả có màu vàng, cam và những loại rau có lá màu xanh đậm như: Cà rốt, bí ngô, xoài, khoai lang, đu đủ, bắp cải,, cải xoăn, đậu Hà Lan, …
- Lutein có trong các loại như: Bắp, họ nhà cải, đậu hà lan, đu đủ,…
Cách 2: Bổ sung chất chống oxi hóa bằng nước ion kiềm giàu Hydrogen
Hiểu rõ sự oxi hóa là gì và những tác hại của nó, chúng ta càng có ý thức bổ sung chất chống oxi hóa. Một trong những cách bổ sung chất chống oxi hóa tiện lợi và nhanh chóng nhất, đó là uống nước ion kiềm giàu Hydrogen.
Theo đó, Hydrogen hay còn được gọi là Hydro được mệnh danh là chất chống oxi hóa tốt nhất trên thế giới. Tiến sĩ Ohta – bậc thầy trong lĩnh vực nghiên cứu Hydro, đến từ trường Đại học Y NIPPON đã công bố công trình nghiên cứu về Hydro vào năm 2007, trong đó cho thấy rằng Hydro có thể trung hòa nhanh chóng những gốc tự do nguy hiểm nhất, mà vẫn rất an toàn cho con người.
Cụ thể, Hydrogen phân tử có những đặc tính đột phá để trung hòa gốc tự do mà ít chất chống oxi hóa nào có được như:
Phân tử nhỏ nhất: Hydro là nguyên tố nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn hóa học, nhỏ hơn gấp nhiều lần so với chất chống oxi hóa khác nên nó có thể dễ dàng len lỏi vào từng ngóc ngách tế bào suy yếu để đánh bại gốc tự do – mầm bệnh làm suy kiệt tế bào, gây lão hóa da.
Hòa tan được trong dầu và nước: 70% cơ thể chúng ta chứa nước và dầu. Với khả năng hòa tan được trong nước và dầu, Hydrogen nhanh chóng tương thích và di chuyển khắp mọi nơi trong cơ thể để phát huy tác dụng.
Trung hòa gốc tự do một cách an toàn và bền vững: Một số chất chống oxy hóa khác sau khi trung hòa gốc tự do lại có thể trở thành các gốc tự do vì thiếu electron nhưng với Hydro thì không. Vì sau khi cho đi electron, Hydro sẽ kết hợp với gốc tự do chứa oxi có hại như hydroxyl radical (gốc OH -) tạo thành nước và thải ra ngoài. Cơ chế trung hòa diễn ra như sau:
- H2 —> 2H+ + 2e (H2 cho đi electron để trung hòa gốc tự do bị thiếu electron)
- H+ + OH- → H2O (H+ tiếp tục trung hòa gốc tự do hydroxyl có hại, tạo thành nước và thải ra ngoài, giúp đào thải độc thải tố cho cơ thể)
Kích thích sản sinh enzym có lợi: Các hydro hỗ trợ cơ thể sản xuất enzym có lợi và làm giảm gốc oxi hóa.
Phân biệt được gốc tự do có lợi và có hại: Đây là một đặc tính quý báu của Hydrogen, theo nghiên cứu của tiến sĩ Ohta, Hydrogen chỉ loại bỏ gốc tự do có hại và giữ lại các gốc tự do cần thiết cho cơ thể.
Oxi hoá là một hợp chất khí quan trọng với nhiều ưu điểm nên ngày càng được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất. Tuy vậy, việc sử dụng khí Oxi hoá cũng cần lưu ý khi sử dụng nó. Khôi Nguyên Effect hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và có cái nhìn tổng quan về khí Oxi hóa.