LNG là gì? Tính chất, đặc điểm và ưu điểm của loại khí LNG

LNG

Khí lng là gì ? Tại sao rất nhiều quốc gia nhập khẩu loại khí thiên nhiên này với sản lượng hàng triệu tấn/năm ? Ứng dụng của chúng ra sao trong cuộc sống hàng ngày ? Đây chính là thắc mắc của không ít người – những người lần đầu tiếp xúc với khí lng.

Khí LNG là gì?

Khí lng có tên đầy đủ theo tiếng Anh là Liquefied Natural Gas. Đây là một loại khí thiên nhiên được hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp. Tùy theo nồng độ tạp chất có trong lượng khí lng khai thác được mà chúng ta chọn nhiệt độ hóa lỏng từ -120 đến 170 độ C. Thông thường, mức nhiệt độ lý tưởng để loại bỏ tạp chất trong lng là -163 độ C.

Lng là một trong những sản phẩm năng lượng của thời đại mới. So với khí gas, nguồn cung cấp của khí lng dồi dào hơn, số lần phải tiếp thêm nhiên liệu thấp hơn. Quan trọng nhất, khí lng đặc biệt thân thiện với môi trường. Loại khí này đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới như: Anh, Mỹ, Nhật Bản. Trong tương lai chúng hứa hẹn có sự phát triển đa dạng ở nhiều các quốc gia trong đó có Việt Nam.

LNG

Đặc điểm của khí lng

Chúng ta đã biết khí lng là gì, vậy đặc điểm của loại khí này như thế nào? Về bản chất, lng chính là khí gas tự nhiên (natural gas) được hóa lỏng. Thành phần chủ yếu của khí lng là CH4. Một số đặc điểm của khí lng có thể kể đến như:

Khí lng tồn tại ở trạng thái lỏng

Các nhà khai khoáng sẽ khai thác khí thiên nhiên từ các mỏ ở biển khơi. Sau đó, lượng khí này sẽ được dẫn vào đất liền và làm lạnh bằng hệ thống xử lý khí chuyên biệt. Quá trình này sẽ tạo ra khí lng ở dạng lỏng và được chứa trong các bình có dung tích lớn.

Khí lng có hiệu quả về kinh tế cao

Trước khi sử dụng khí lng người ta đã phải nén các loại khí thiên nhiên (CNG) để vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Việc nén khí được thực hiện dưới áp suất rất cao (trên 230 bar) và liên tục trong quá trình vận chuyển. Điều này làm cho CNG có chi phí vận chuyển cao, kém an toàn.

Khí lng đã khắc phục được tất cả những nhược điểm của các loại khí thiên nhiên trước đây. Việc tồn tại dưới dạng lỏng khiến chúng ta dễ dàng vận chuyển với sản lượng lớn, an toàn, từ đó mang lại hiệu quả về kinh tế cao. Đồng thời, khi đến nơi tiêu thụ, việc chuyển chất lỏng lng thành khí thiên nhiên NG đơn thuần cũng được thực hiện dễ dàng thông qua bộ bay hơi đặc thù.

Khí lng – loại khí của nền công nghiệp sạch

Công nghiệp sạch là điều mà cả thế giới đang hướng đến. Theo các nghiên cứu, hiện nay lng là loại khí có ít chất thải nhất sau khi đốt, đa phần là chất thải sạch. Vì vậy, tất cả các quốc gia đều hướng tới sử dụng lng như một nguồn năng lượng thay thế cho hiện tại và tương lai của đất nước mình.

Tuy nhiên, loại khí này vẫn chưa thực sự được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển vì chi phí đầu tư khá cao. Để khai thác và sử dụng khí lng chúng ta phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc, phương tiện vận chuyển,… gây khó khăn cho nhiều quốc gia.

Ưu Điểm Nổi Trội Của LNG

Thân thiện với môi trường

LNG là nguồn năng lượng có hàm lượng khí thải vào không khí thấp hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch như là dầu hoặc than. Giảm thiểu tối đa ô nhiễm và bảo vệ màu xanh khí quyển.

Khí thiên nhiên là hiđrocacbon cháy sạch nhất. Nó tạo ra ít phát thải khí nhà kính hơn 40% so với than khi đốt để sản xuất điện. Trung Quốc đã cho thấy mong muốn chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên nhiều hơn để giảm sự phụ thuộc vào than đá, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra khói bụi và các chất ô nhiễm không khí khác.

Khí tự nhiên cũng có thể được sử dụng làm nhiên liệu đốt có hàm lượng carbon thấp hơn khi chuyển đổi sang LNG hoặc khí nén tự nhiên (CNG). Các phương tiện chạy bằng khí đốt tự nhiên được ước tính tạo ra ít phát thải khí nhà kính hơn từ 13 đến 21% so với các phương tiện chạy bằng xăng và dầu diesel tương đươngLNG

 

Dễ dàng lưu trữ, vận chuyển

LNG tồn tại dưới dạng lỏng sẽ dễ dàng vận chuyển với sản lượng lớn, an toàn, mang lại hiệu quả về kinh tế cao. Khi đến nơi tiêu thụ, LNG được chuyển thành khí thiên nhiên đơn thuần qua bộ hóa hơi đặc thù một cách dễ dàng.

Các thành phần của LNG không độc hại và không hòa tan trong nước. Trong trường hợp vô tình giải phóng, LNG sẽ bay hơi hoàn toàn, không để lại tác động lâu dài đối với đất hoặc nước. LNG không dễ cháy.

LNG được vận chuyển trên những con tàu lớn, được thiết kế đặc biệt gọi là tàu chở LNG. Các tàu sân bay LNG có thân kép, với các thùng hàng được ngăn cách với thân tàu bằng lớp cách nhiệt dày. Thiết kế này ngăn cản sự thoát khí tự nhiên.

Theo Trung tâm Khí tự nhiên Hóa lỏng, việc vận chuyển LNG đã được thực hiện trên khắp thế giới thành công và an toàn trong hơn 50 năm. Trong giai đoạn này, các chuyến hàng LNG đã đi được hơn 160 triệu km (tương đương với hành trình 4.000 vòng quanh Trái đất) mà không có sự cố an toàn lớn nào ở cảng hay trên biển.

Các tàu chở LNG lớn có thể chứa tới 9,4 triệu feet khối LNG, tương đương với khoảng 5,6 tỷ feet khối (Bcf) khí tự nhiên ở trạng thái khí. Một Bcf khí tự nhiên có thể được sử dụng để cung cấp điện cho khoảng 17.600 ngôi nhà mỗi năm.

Hiệu quả kinh tế cao

Sử dụng LNG làm nhiên liệu phục vụ ngành vận tải cho các xe tải và tàu thuyền, sẽ mang đến những lợi ích tiềm năng về mặt kinh tế so với dầu nhiên liệu và diesel

Nhiên liệu an toàn

LNG được làm lạnh ở áp suất khí quyển nên an toàn hơn các khí hóa lỏng ở áp suất cao. LNG bay hơi nhanh và phân tán, không để lại dư lượng vì thế không cần làm sạch môi trường đối với sự cố tràn LNG trên nước hoặc đất.

Giảm thiểu sự ăn mòn thiết bị

LNG là khí không mùi, không màu, không ăn mòn, không độc. Thiết bị sẽ an toàn hơn, giảm ăn mòn hay hỏng hóc, tăng tuổi thọ và hiệu suất sử dụng. Sử dụng nhiên liệu LNG bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo nguồn cung khí ổn định lâu dài, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong nước, đặc biệt là cho nhu cầu phát điện.

Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lâu dài

Sử dụng nhiên liệu LNG bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tạo nguồn cung khí ổn định lâu dài, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong nước, đặc biệt là cho nhu cầu phát điện.

Là nguồn năng lượng sạch của tương lai

LNG đã được kiểm chứng, tin cậy và an toàn cho động cơ, con người và môi trường. Nó là khí sạch nhất trong các loại nhiên liệu, mở ra kỷ nguyên mới về nguồn năng lượng sạch trong tương lai.

Những ứng dụng quan trọng của khí lng trong các lĩnh vực khác nhau

Khí lng là gì? Đây chính là nguồn năng lượng quan trọng của tương lai, nguồn năng lượng chính của nền công nghiệp sạch. Lng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp như:

  • Ứng dụng tại các nhà máy điện
  • Ứng dụng tại các khu công nghiệp, khu đô thị
  • Sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành vận tải như: ô tô, tàu biển, tàu hỏa, xe vận tải hạng nặng,…
  • Sử dụng làm nguồn năng lượng sạch cho các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, biển đảo,…

Hiện nay, một số nước trên thế giới đã thành công trong việc khai thác và xuất khẩu khí lng như: Úc, Nga, các nước Trung Đông. Ở Đông Nam Á, Malaysia và Indonesia là 2 nguồn cung chính về khí lng. Việt Nam chính là nước thứ 3 triển khai hệ thống khai thác nguồn khí hiện đại này.

Phát triển các lĩnh vực công nghiệp sử dụng khí lng là hướng đi mới đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo các số liệu dự báo, trong những năm tới nguồn cung khí lng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu khi ngày càng nhiều lĩnh vực ứng dụng loại khí sạch này.

Cơ Hội Và Thách Thức Cho Làn Sóng “Điện Hóa Khí LNG” Ở Việt Nam

Cơ hội

Quy hoạch điện VIII hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy nhiệt điện than mới. Các dự án nhiệt điện than tiếp tục triển khai là những dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh, phần lớn đã có chủ đầu tư được Bộ Công Thương đánh giá tình khả thi cao sẽ được kế thừa trong Quy hoạch điện VIII.

Tổng công suất đặt các nguồn điện than trong phương án phụ tải cơ sở năm 2030 là 40.700 GW, thấp hơn so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh khoảng 15.000 MW.

Nhiều nhà máy điện than trên toàn quốc đã không được xem xét để phát triển trong thời gian tới tại các khu vực như Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An, Bạc Liêu, Tân Phước… và được thay thế bằng các nguồn điện khí LNG thân thiện hơn với môi trường. Chính vì vậy, tỷ trọng các nhà máy nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 31% năm 2030 trong kịch bản phụ tải cơ sở và khoảng 28% với kịch bản phụ tải cao.

LNG

Thách thức

Hiện nay, những thay đổi về luật pháp của Việt Nam đang khiến cho việc áp dụng các mô hình dự án phổ biến như xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) và nhà máy điện độc lập (IPP) cho lĩnh vực điện khí LNG không còn dễ dàng. Đây là vấn đề ảnh hưởng lớn đến khả năng thu xếp tài chính của các dự án.

Theo IEEFA, giới đầu tư nước ngoài đã bày tỏ lo ngại khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (Luật PPP) có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, bắt buộc áp dụng luật Việt Nam để giải thích hợp đồng và không có quy định cụ thể về bảo lãnh Chính phủ đối với nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp nhà nước như EVN.

Cũng như vậy, Luật Đầu tư mới có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 không quy định rõ về việc cung cấp các cam kết bảo lãnh của Chính phủ hay chuyển đổi ngoại tệ. Các dự án nhiệt điện khí LNG thuộc dạng IPP cũng sẽ phải tuân theo một hợp đồng PPA mẫu được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, theo đó nhà máy điện sẽ phải cạnh tranh trên thị trường bán buôn, và chỉ được bao tiêu với số lượng hạn chế từ EVN.

Khôi Nguyên Effect hy vọng với bài viết về LNG là gì và tính chất và vai trò của LNG ở trên, mong những chia sẻ giúp ích cho quý bạn đọc hiểu thêm về LNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *