Khí nhà kính là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Khí nhà kính

Khí nhà kính là thành phần dạng khí, có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra, được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính.

Khí nhà kính là gì?

Khí nhà kính là thành phần dạng khí, có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra, được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính.

Các khí nhà kính bao gồm hơi nước (H2O), carbon dioxide (CO2), metan (CH4), nitơ oxit (N2O), ozon (O3) và các khí CFC. Trong đó, Carbon dioxide, metan và oxit nitơ là những khí đáng lo ngại nhất. Bởi, Carbon dioxide tồn tại ở trong khí quyển 1000 năm, metan tồn tại 10 năm, oxit nitơ tồn tại 120 năm. Chỉ trong khoảng 20 năm, oxit nitơ tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu gấp 280 lần C02, metan gấp 80 lần C02.

Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của Sao Kim, của Sao Hỏa và Titan cũng có chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính có sức ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu như không có khí nhà kính thì nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất sẽ khoảng -18 độ C lạnh hơn nhiệt độ hiện tại khoảng 33 độ C.

Khí nhà kính hay còn được viết tắt với tên GHG hoặc GhG là dạng khí hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ trong dải hồng nhiệt rồi gây ra hiệu ứng nhà kính. Bắt đầu từ cuộc Cách mạng công nghiệp khoảng những năm 1750, các hoạt động của con người đã làm tăng nồng độ carbon dioxide bên trong khí quyển lên đến gần 50% (tăng từ 280 ppm lên 419 ppm từ năm 1750 đến năm 2021).

Theo các chuyên gia cho biết, đây được coi là nồng độ carbon dioxide trong khí quyển cao nhất, mức cao như vậy là hơn 3 triệu năm về trước. Lượng khí thải carbon dioxide do con người tạo ra phần lớn từ việc đốt nguyên nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, hậu quả của nạn chặt phá rừng, khai thác sử dụng đất không hợp lý.

Khí nhà kính

Nguyên nhân gây ra khí nhà kính

Dựa theo nguồn gốc phát sinh, xu hướng và mức độ tuyệt đối, các nguồn phát thải nhà kính được chia làm 4 nhóm chính. Nguyên nhân gây ra phát thải khí nhà kính cũng đến từ 4 nhóm sau: bao gồm năng lượng, quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU), nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU) và Chất thải.

Năng lượng

Đây là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, trong đó chiếm 95% khí phát thải là CO2, còn lại là các khí CH4, NO. Phát thải khí nhà kính từ năng lượng chủ yếu do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (sử dụng trong ngành công nghiệp năng lượng và hoạt động giao thông vận tải), do lượng hơi, lượng khí thải ra từ các thiết bị nén bị rò rỉ trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển nhiên liệu xảy ra không mong muốn hoặc không thường xuyên., do hoạt động thu hồi và lưu trữ Cacbon. Nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính từ nguồn năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch, chiếm 70% tổng lượng phát thải và chủ yếu đến từ các nhà máy điện, các nhà máy lọc dầu.

Khí nhà kính

Quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU)

Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực này chủ yếu phát thải trong các quy trình xử lý công nghiệp, xử lý nguyên liệu về mặt hóa học và vật lý. Trong quá trình xử lý, có nhiều loại khí nhà kính được tạo ra như CO2, CH4, N2O, HFCs và PFCs.

Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU)

Nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất chủ yếu là khí thải CH4 và N2O từ việc chăn nuôi, trồng lúa, đất nông nghiệp, hoạt động đốt nhiên liệu trong sản xuất nông nghiệp. Lượng phát thải khí nhà kính của lĩnh vực AFOLU chiếm 30% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Trong đó, khí CO2 chiếm chủ yếu do phá rừng nhiệt đới, CH4 và N20 từ chăn nuôi gia súc và trồng trọt.

Chất thải

Các khí phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải như CO2, CH4 và N2O, phát sinh do chôn lấp chất thải rắn, xử lý sinh học chất thải rắn, thiêu hủy chất thải…

Những tác động của khí nhà kính lên trái đất

Khí nhà kính có tác động lớn đến trái đất, khi khí nhà kính tăng lên tạo nên biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ trung bình trái đất cũng tăng lên và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

  • Thứ nhất là đối mặt với băng tan chảy dần ở 2 cực, khí nhà kính tăng cao sẽ làm tan những tảng băng ở hai cực, khiến mực nước biển tăng cao rồi sẽ nhấn chìm những vùng đất ven biển, vùng đất thấp.
  • Thứ hai, khí nhà kính tăng cao khiến nhiệt độ Trái Đất nóng lên, gây ra hạn hán nắng nóng kéo dài. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân, số người chết tăng cao và tình trạng di dân cao.
  • Thứ ba, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, các lục địa bị sa mạc hóa, đất đai khô cằn, nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, diện tích rừng cũng bị thu hẹp.
  • Thứ tư, xích đạo không còn làn hơi nóng quanh năm dẫn tới thành hoang mạc, Trái Đất xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ kéo dài.

Thực trạng khí nhà kính tại Việt Nam

Việt Nam qua các giai đoạn từ năm 2001-2010, từ năm 2010-2020 các ngành kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp đều có sự tăng trưởng và thay đổi. Cùng với sự phát triển đó, lượng phát thải khí nhà kính cũng tăng lên trong tất cả các lĩnh vực.

Trong lĩnh vực năng lượng hoạt động đốt nhiên liệu cao, lượng phát thải khí nhà kính cũng tăng cao, phổ biến ở các ngành sản xuất điện, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại & dịch vụ vfa nông nghiệp. Trong đó, phát thải khí nhà kính tập trung do khai thác than, dầu khí và rò rỉ khí. Việc đốt nhiên liệu chiếm tỷ trọng đến 85% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính.

Trong ngành công nghiệp, lĩnh vực sản xuất xi măng, sản xuất vôi, sản xuất sắt và thép cũng thường xuyên phát thải khí nhà kính. Theo kết quả thống kê của tổng thống kê cho biết, lượng khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính cả nước.

Trong đó, phát thải từ trồng lúa chiếm cao nhất rồi đến từ đất nông nghiệp, đốt phụ phẩm nông nghiệp và đốt đồng cỏ. Lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải tại Việt Nam cũng tăng cao, những năm gần đây, mỗi năm có đến 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau đến từ các đô thị, thành phố.

Còn lại chất thải công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng phát thải khí nhà kính. Phát thải khí CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Phát thải khí CO2, N20 từ quá trình đốt chất thải cũng chiếm một tỷ trọng. Nhưng nhìn chung theo số lượng thống kê thì 2 lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng có lượng phát thải chiếm tỷ trọng cao.

Khí nhà kính

Biện pháp khắc phục khí nhà kính

Theo khuôn khổ Công ước chung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, Việt Nam ước tính đến năm 2030 cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính. Nếu nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng thì mức cắt giảm có thể lên đến 25%. Theo các chuyên gia môi trường cho biết, những năm gần đây lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam chiếm 90% tổng số đến từ hoạt động giao thông và năng lượng cố định. Có những giải pháp đề xuất để giảm lượng phát thải khí nhà kính như sau:

Sử dụng năng lượng tái tạo

Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo là một trong những biện pháp khắc phục khí nhà kính. Ví dụ như năng lượng mặt trời ở dạng công nghiệp để làm giảm phát thải khí nhà kính, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Xây dựng những dự án hạn chế phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực, quy hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, quản lý chất thải, nông nghiệp và du lịch. Chuyển dần sang năng lượng tái tạo, loại bỏ dần việc sử dụng than trong các hoạt động sinh hoạt.

Sử dụng kỹ thuật mới vào sản xuất

Trong lĩnh vực AFOLU xây dựng dự án, kế hoạch theo hướng tác động đến khả năng hấp thụ và phát thải khí nhà kính theo hướng có lợi giảm phát thải ròng. Theo đó, giảm phát thải C02, CH4, N20 bằng những biện pháp quản lý, kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, tăng khả năng dự trữ, hấp thụ cacbon trong hệ chứa sinh thái nông, lâm nghiệp, tránh hạn chế canh tác nông nghiệp ở những khu vực có rừng, đồng cỏ hay thảm thực vật…

Trên đây là bài viết của Khôi Nguyên Effect về khí nhà kính là gì cũng như các tính chất cơ bản của khí nhà kính. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích trong công việc học tập và cuộc sống của quý bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *